Thứ Tư, 8 tháng 6, 2022

 4 thói quen sử dụng khiến cổng tự động hay gặp vấn đề

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường có những thói quen cũng như cách sử dụng cổng không tốt làm cho chiếc cổng của chúng ta mau cũ và dễ hỏng trong quá trình sử dụng.Hãy cùng HongMen tìm hiểu và cũng như khắc phục những thói quen sử dụng không tốt làm cho cổng tự động gặp vấn đề.

1. Mua motor cũ

Và đúng là tiền nào của nấy, mua motor điện cũ là phải chấp nhận rủi ro bất ngờ, tốn chi phí sửa chữa nhiều lần, vấn đề này ai cũng biết song lại có khá nhiều người thích motor điện cũ. Mặc dù giá động cơ điện cũ rẻ hơn khá nhiều, sau đó là họ còn cho biết là nếu chịu khó săn hàng thì có thể kiếm được hàng “zin”, “mới keo” bị thanh lý hoặc còn mới đến 90% thì có thể yên tâm về chất lượng về sử dụng được khá lâu. 

Tuy nhiên, những lý do này chưa thỏa đáng vì không thấy được những chi phí ngầm mà nhiều người sử dụng hàng cũ có thể chưa thấy hoặc chưa thống kê hết. Ví dụ: tiền điện tiêu thụ của motor điện mới thấp hơn, nhưng chi phí cho việc sửa chữa và gián đoạn sản xuất khá cao và cũng ít được kể đến. Một số người còn gặp rắc rối khi sử dụng động cơ cũ với biến tần do động cơ cũ thường bị rò điện hoặc dòng tiêu thụ cao nên khi sử dụng với biến tần thường hay bị báo lỗi và dừng động cơ. 

2. Bật tắt không hết hành trình

Ngay cả cổng xếp hay cổng trượt tự động thì trong thời gian sử dụng bạn thường xuyên bấm dừng và mở lại cho hoạt động khi cổng tự động chưa đi hết lộ trình thì có thể chiếc cổng sẽ dễ bị hỏng phần điều khiển do không đúng theo nguyên lý hoạt động sau một thời gian dài sử dụng. Bạn nên đóng mở cổng theo đúng lộ trình để đảm bảo cổng đóng hẳn hoặc mở hẳn mới cho đổi chiều hoạt động tiếp tục.

3. Không vệ sinh thường

Các tác nhân bên ngoài như thời tiết, nấm mốc, rêu, côn trùng, sâu bọ,… gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động, tuổi thọ của cổng tự động và là điều khó tránh khỏi. Chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của những nhân tố này trong quá trình thiết kế, lắp đặt.

  • Cấu tạo của cổng tự động có nhiều chỗ hở, mối liên kết như lỗ khóa, hộp đựng bộ điều khiển, bản lề,… Đây là những nơi tối hoặc dễ ẩm ướt, tương đối thuận lợi cho côn trùng, sâu bọ trú ẩn. Chúng có thể gây ra sự tắc nghẽn khiến cổng không thể đóng mở bình thường hoặc thậm chí cắn phá khiến cổng bị hư hỏng nặng.

  • Rêu, nấm mốc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc của một vài thiết bị trong hệ thống cổng. Bên cạnh đó, các cành cây sà xuống sát cổng hay những ngọn dây leo là những vật cản trong quá trình cánh cổng di chuyển, về lâu dài có thể khiến bộ điều khiển của cổng vì bị nghẽn mà cháy, hỏng và thậm chí có thể khiến cổng bị đổ, ngã.

4. Không bảo dưỡng cổng tự động định kỳ

  • Các đường ống thoát nước cần được đặt cao hơn mặt cống để nước có thể chảy theo ống xuống cống một cách thuận lợi và nhanh chóng mà không bị nghẹt hay đọng lại gây ngập nước, ẩm mốc ở các bộ phận của cổng.

  • Hộp đựng bảng điều khiển cổng tự động cần được trít keo silicon kín ở các rãnh, khe hở sau khi hoàn tất đấu nối và đậy nắp cẩn thận. Điều này sẽ giúp bảo vệ bảng điều khiển không bị vào nước hoặc trở thành nơi ẩn náu của côn trùng, sâu bọ.

  • Các dây điện, mối nối giữa nguồn điện và mô tơ cổng cần được bao bọc cẩn thận nhằm giảm thiểu tác động từ môi trường gây chập điện, đứt,… Hiện nay, ống gen cứng là một phụ kiện phổ biến dùng để bảo vệ dây điện và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vì vậy hãy bảo dưỡng cũng như hỗ trợ bảo trì định kì cho chiếc cổng để biết được tình trạng của cổng. Việc bảo trì khá quan trọng vì nó giúp cho quá trình sử dụng sẽ được lâu dài và sản phẩm cũng bền hơn.

Xem thêm bài viết tại:

CỔNG LÙA ĐIỆN LÀ GÌ? HAI LOẠI CỔNG LÙA PHỔ BIẾN 2022

TẠI SAO NÊN CHỌN MUA CỔNG TRƯỢT TỰ ĐỘNG CHO TRƯỜNG HỌC?


0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: