Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

Hiện nay, nhôm đúc chân không đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghệ chế tạo và sản xuất các sản phẩm thương mại. Bao gồm từ hàng không vũ trụ đến thiết bị gia dụng, nhôm đúc đều sở hữu những ưu điểm nổi bật để phù hợp với thiết kế. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu nhôm đúc là gì? Ứng dụng và quy trình sản xuất nhôm đúc thế nào? Tất cả sẽ được Hồng Môn giải đáp trong bài viết sau.

1. Nhôm đúc là gì?

Thực tế, cổng biệt thự nhôm đúc là sản phẩm được tạo ra bởi chất liệu hợp kim nhôm khi nấu chảy từ nhôm cùng các thành phần như silic, magnesium, đồng để tạo nên đặc tính khác nhau cho hợp kim nhôm đúc như chống ăn mòn, sáng bóng hơn. Thông thường, nhôm đúc được sử dụng để tạo nên nhiều loại sản phẩm khác nhau như cổng nhôm đúc, lan can nhôm đúc và hàng rào nhôm đúc,...

Bên cạnh đó đúc nhôm chính là quá trình sản xuất các bộ phận chất lượng cao bằng cách đổ nhôm nóng chảy vào khuôn được thiết kế và chế tạo dành riêng cho từng sản phẩm. Vì thế, quy trình này rất hiệu quả để sản xuất các bộ phận và chi tiết phức tạp, yêu cầu khớp chính xác có các thông số kỹ thuật của thiết kế ban đầu.

2. Ưu điểm của nhôm đúc

Một số ưu điểm nổi bật của nhôm đúc phải kể đến như:

2.1 Nhẹ và có tính ứng dụng cao

Do nhôm đúc có khối lượng riêng nhỏ nên nhẹ hơn cả sắt. Vì thế, các sản phẩm được làm từ nhôm đúc cũng nhẹ hơn nhiều so với sắt. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và lắp ráp.

2.2 Tính chống ăn mòn cao

Nhôm đúc có bề mặt sản phẩm chống ăn mòn nên sẽ được ứng dụng là các sản phẩm mà không cần sơn phủ để bảo vệ trước các tác nhân từ môi trường.

2.3 Tính thẩm mỹ

Nhôm được đúc bởi khuôn sẽ tạo ra sản phẩm đa dạng vô cùng bắt mắt với các họa tiết tinh tế và sắc sảo. Hiện nay, người ta thường dùng công nghệ cao nhu cắt CNC, phun sơn tĩnh điện để thiết kế nhôm đúc. Hơn nữa, nhôm đúc rất dễ tạo ra các hình dạng phức tạp mà ngay cả đùn hay gai công đều khó có thể thực hiện hiệu quả. Ví dụ như sản xuất các linh kiện ô tô phức tạp như hộp số và khối động cơ.

2.4 Tính đa dạng

Như đã nói ở trên, nhôm đúc có thể tạo từ khuôn đúc theo ý muốn, kết hợp với sự sáng tạo của người thợ sẽ tạo nên các sản phẩm đa dạng, nhiều mẫu mã. Điều này giúp khách hàng thoải mái lựa chọn mẫu mã phù hợp với mong muốn của mình.

3. Ứng dụng của nhôm đúc

Do sở hữu các đặc tính trên mà nhôm đúc được ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Ứng dụng trong việc gia công các vật dụng nội thất và ngoại thất

Một số ứng dụng trong đời sống hằng ngày gồm:

- Cổng nhôm đúc hợp kim

- Cầu thang nhôm đúc hợp kim

- Ban công nhôm đúc hợp kim

- Hàng rào nhôm đúc hợp kim

- Bông gió nhôm đúc hợp kim

- Chông gai nhôm đúc hợp kim

- Bàn ghế nhôm đúc hợp kim

- Trụ cột hay bông đèn nhôm đúc hợp kim

4. Ứng dụng trong công nghiệp

Ngoài ứng dụng trong các công trình xây dựng thì nhôm đúc còn có khá nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

- Linh kiện máy bay: Các bộ phận làm bằng nhôm chiếm khoảng 80% cấu trúc của một chiếc máy bay, phần lớn là linh kiện nhôm đúc. Chính điều này đã giúp các nhà sản xuất máy bay tiết kiệm được chi phí đáng kể.

- Linh kiện ô tô: Với mong muốn cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, các nhà sản xuất ô tô đã tìm cách đưa các vật liệu đúc bằng nhôm có độ bền cao vào thiết kế sản phẩm. Một số bộ phận bằng nhôm đúc trong công nghiệp sản xuất ô tô bao gồm máy bơm dầu, vỏ máy bơm nước, đầu nối, cả bộ phận truyền động và nhiều loại giá đỡ. 

- Thiết bị chiếu sáng: Đèn chiếu sáng làm bằng nhôm đúc sẽ mang đến ưu điểm nhẹ và không độc hại. Kết hợp với đó là khả năng chống ăn mòn của nhôm đúc sẽ giúp đèn có thể sử dụng ngoài trời. 

- Thiết bị nông nghiệp: Các thiết bị máy móc nông nghiệp đòi hỏi phải có độ bền và ổn định cao hơn nữa do tần suất sử dụng nhiều và chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, chi phí cũng là mối quan tâm lớn trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế, nhôm đúc thường được sử dụng rộng rãi để làm vỏ cacte, vỏ hộp số, vỏ động cơ của máy móc nhà nông.

- Tản nhiệt: Thực tế, chức năng của tản nhiệt là loại bỏ nhiệt từ các bộ phận và linh kiện được thiết kế cho các ứng dụng điện tử. Các tấm tản nhiệt bằng nhôm đúc thường ít phải gia công, sẽ giúp giảm chi phí và tăng tốc độ sản xuất.

5. Quy trình sản xuất nhôm đúc phổ biến

Ngày nay, phương pháp đúc nhôm phổ biến là đổ nhôm nóng chảy vào khuôn đã được xử lý chính xác để đảm bảo vật đúc sẽ sở hữu bề mặt mịn và tinh tế. Trong đó, có nhiều loại khuôn đúc khác nhau như khuôn vĩnh cửu (được làm bằng thép) hoặc khuôn tạm thời (bằng vật liệu phi kim loại). Và mỗi loại khuôn đúc đều có những ưu điểm riêng, dựa vào đặc tính và yêu cầu riêng của từng sản phẩm.

Để tìm hiểu về quy trình đúc cổng biệt thự nhôm, cần phải xem xét từng phương pháp riêng biệt và cách chúng được sử dụng. Bởi vì mỗi phương pháp lại có một quy trình khác nhau, nên khách hàng có thể tùy ý lựa chọn quy trình sản xuất nhôm đúc mà họ mong muốn.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đòi hỏi người thợ cần có một tay nghề vững chắc, sự tỉ mỉ và cẩn thận để có thể cho ra đời các tác phẩm hoàn hảo, chất lượng nhất. 

Các bạn có thể tham khảo các bước cơ bản sau đây:

5.1 Thiết kế mẫu

Sau khi bản thiết kế được hoàn thành dựa trên cơ sở số liệu thực tế đã được thông qua, thợ thủ công sẽ tiến hành đúc khuôn theo đúng như bản thiết kế đến từng thông số chi tiết. Quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng như khéo léo, bởi vì sản phẩm nhôm đúc được yêu cầu phải đúng đến từng chi tiết.

5.2 Tạo mẫu

Xuất phát từ thiết kế của mẫu đã được đông fý, thợ sẽ bắt tay vào làm mẫu, tạo mẫu dựa trên bản thiết kế. Đồng thời tiến hành đục các đường nước, chi tiết một cách tu chỉ và độ chính xác cao. Tiếp theo, ghép các mẫu theo một khuôn hoàn chỉnh và xử lý khuôn lần cuối như chà nhám, chét lại các góc.

5.3 Đúc nhôm

Mẫu khuôn khi đã được kiểm tra đúng kích thước và chi tiết chính xác theo bản vẽ sẽ chuyển sang quy trình đúc. Ở đây người thợ sẽ đảm nhiệm công đoạn phức tạp nhất từ việc tạo khuôn cát cho đến hoàn thiện một sản phẩm đúc. Vì thế chỉ cần một sai sót nhỏ có thể dẫn đến bạn phải thực hiện từ đầu các quy trình trên. Người thợ đúc cần điều chỉnh khuôn cát, sửa khuôn và nấu nhôm, đồng thời tạo các lỗ thoát khí, theo dõi nhiệt độ và điều chỉnh lại cho hợp lý.

5.4 Gia công

Các sản phẩm thô sau khi hoàn thành công đoạn đúc sẽ làm nguội và chuyển sang công đoạn gia công để chỉnh sửa một số chi tiết. Trong công đoạn này, người thợ cần kiểm tra các phần thừa và xử lý thông qua việc cắt bỏ mài hoặc gọt dũa để đảm bảo sản phẩm đúng như trong thiết kế. Tiếp theo, người thợ cần vệ sinh lại bề mặt sản phẩm và chà nhám theo đúng kỹ thuật. Sau khi hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tiếp tục chuyển sang công đoạn sơn.

5.5 Quy trình sơn

Sản phẩm sẽ chuyển vào phòng sấy để sấy hết hơi nước có trong nhôm để bắt đầu quy trình sơn hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, màu sắc được sơn theo sở thích của khách hàng. Trước hết, bạn sẽ phủ một lớp sơn lót bằng loại sơn nhập khẩu có độ bám dính bề mặt cao, chịu được nhiệt đến 200 độ C và chống oxy hóa cho bề mặt nhôm.

Bước tiếp theo, sản phẩm sẽ được sơn nền vàng, sơn bắn hạt nền đen và lau bề mặt tạo kiểu giả cổ đông. Lớp cuối cùng là sơn tạo nên độ bền cho sản phẩm và màu sơn sẽ không bị phai theo thời gian. Các sản phẩm nhôm đúc khi đã được phủ sơn sẽ cho vào lò sấy hấp lại lần cuối để đảm bảo độ không đồng đều của sơn và kiệt bề mặt trước khi đóng gói sản phẩm.

5.6 Kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm nhôm đúc

Trước khi sản phẩm nhôm đúc được lắp đặt cho công trình thì bộ phận đóng gói sẽ có nhiệm vụ kiểm tra lần nữa về kích thước, các phụ kiện lắp ghép cần thiết. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đóng gói bằng bìa carton và nilon bao kín bề mặt để đảm bảo an toàn rồi vận chuyển đến nơi lắp đặt.

0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: