Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Hiện nay trong nghành công nghiệp, các máy móc hiện đại như máy khoan, máy mài, máy cắt sắt công suất lớn, máy in, ô tô, cửa cổng tự động... gần như đều sử dụng động cơ không chổi than để vận hành. Vậy động cơ không chổi than là gì? Với cái tên này có vẻ khá lạ so với nhiều người, chần chừ gì mà không tham khảo ngay bài viết này nhé!

Động cơ không chổi than là gì? 

Trước hết, chổi than là một vật liệu dẫn điện làm từ carbon có tác dụng tiếp điện, duy trì kết nối điện giữa bộ phận tĩnh và các phần chuyển động của động cơ điện DC hoặc AC được sử dụng trong công nghiệp sản xuất sử dụng động cơ dây quấn.

Động cơ DC không chổi than, hay còn gọi là động cơ BLDC (Brushless DC motor), là động cơ điện được chuyển mạch bằng điện tử với các nam châm điện dòng DC di chuyển rotor xung quanh stator. Thay vì bàn chải và máy cắt ở động cơ chổi than thì động cơ DC không chổi than sử dụng bộ điều khiển động cơ bước để tạo ra sự chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học.


Cấu tạo của động cơ DC không chổi than

Cũng giống với những động cơ đồng bộ thông thường, những cuộn dây BLDC được đặt lệch nhau 120 độ trong không gian của stator. Những thanh nam châm được gắn chắc chắn vào thân rotor làm nhiệm vụ kích từ cho động cơ. Điểm khác biệt của động cơ BLDC so với những động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khác là thiết bị này bắt buộc phải cảm biến vị trí rotor để động cơ có thể hoạt động.

  • Stator: Gồm có lõi sắt (những lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện với nhau) và dây quấn. Cách quấn dây của BLDC khác so với cách quấn dây của động cơ xoay chiều 3 pha thông thường, sự đặc biệt này tạo nên sức phản điện động dạng hình thang.
  • Rotor: Về cơ bản, rotor không khác so với những động cơ nam châm vĩnh cửu khác.
  • Hall sensor: Vì đặc thù sức phản điện động có dạng hình thang nên cấu hình điều khiển thông thường của động cơ không chổi than cần có cảm biến để xác định vị trí của từ trường rotor so với các pha của cuộn dây stator. Để làm được điều đó, người ta thường sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall sensor, gọi tắt là Hall. Điểm đáng chú ý là Hall sensor được gắn trên stator của BLDC chứ không phải trên rotor.


Hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích trong bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về động cơ không chổi than cũng như lựa chọn được loại động cơ thực sự phù hợp với nhu cầu công việc của mình!

=> Xem thêm: Top 3 loại cổng tự động phổ biến không thể không nhắc đến cho mọi công trình

0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: