Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Sự phát triển vượt bậc của ngành cơ khí và sáng tạo của chuyên gia thiết kế ngành cổng đã tạo những loại cửa cổng trượt tự động. Nếu bạn có sẵn một cánh cổng và nó đang ở tình trạng hoạt động tốt, bạn muốn nâng cấp thành cổng tự động để tiện dụng, nâng cao mức độ bảo vệ cho tài sản của mình, thì có thể nghĩ tới việc lắp đặt cổng trượt tự động không ray.


Cửa cổng trượt tự động không ray là gì?

Cổng trượt tự động không ray là loại cổng không sử dụng đường ray như các cổng trượt thông thường, được hỗ trợ bởi các con lăn, bánh xe gắn cố định chắc chắn dưới nền và hai trụ cổng làm giá đỡ giúp hoạt động an toàn.

Cổng trượt tự động không đường ray là giải pháp khắc phục nhược điểm:

- Cổng trượt thông thường bị giới hạn không gian phía trên đỉnh cổng, nó cần có một đường chắn ngang trên đầu cổng, vì vậy các xe tải lớn không thể đi qua.

- Những cánh cửa cổng lùa có đường ray dẫn hướng dưới mặt đất sẽ bị cát, đất, sỏi, đá bao quanh đường ray, điều này yêu cầu vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là mùa mưa.


Nên chọn cổng trượt thông thường hay cổng trượt không ray?

Để đưa ra quyết định cuối cùng có thể lắp đặt cổng lùa không ray hay không, nên bắt đầu từ việc khảo sát địa điểm lắp đặt trước khi tư vấn cho khách hàng:

- Nếu bạn có một cơ sở bị hạn chế bởi không gian thì cổng trượt thông thường là phù hợp với bạn.

- Nhưng nếu nhà bạn, cơ sở thương mại hay công nghiệp không bị giới hạn bởi không gian thì cổng không ray là lựa chọn tốt hơn.


Những lưu ý khi thiết kế bản vẽ cửa trượt tự động không ray

Sơ đồ hoặc bản vẽ của cổng trượt tự động được thực hiện sau khi tất cả các phép đo đã được thực hiện. Bạn có thể tham khảo các bản phác thảo làm sẵn trên internet, trong đó nên chú ý:

  • Bất cứ cổng nào cũng có trọng lượng, chiều dài và chiều rộng khác nhau. Khi sử dụng cổng lùa không ray, cần phải xác định phụ kiện đường ray và bánh xe phù hợp với cánh cổng.
  • Tùy theo trọng lượng và chiều dài của cánh cổng mà chúng ta sẽ sử dụng đường ray và bánh xe con lăn hỗ trợ khác nhau, để nó có đủ khả năng chịu tải tốt.
  • Đối với các cổng đúc hẫng nặng hơn 1000 kg và dài hơn 15 mét, cần phải có các thiết bị phần cứng đặc biệt.
  • Độ dày và kích thước của mỗi phần của bản vẽ phụ thuộc trực tiếp cào vật liệu được sử dụng cho cánh cửa.
  • Sau khi chuẩn bị bản vẽ và tính toán kích thước chính xác của tất cả các thành phần của nó; bạn có thể tiến hành mua vật liệu và sản xuất cổng.
  • Bản thân các phần tử cơ khí được cố định vào nhau bằng cách hàn.
  • Phụ kiện có thể được mua riêng và như một bộ phụ kiện đặt biệt làm sẵn.

Hy vọng những thông tin này giúp ích được những khách hàng đang tìm kiếm, quan tâm đến dịch vụ này.


0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: