Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Đi từ ngoài đường vào, cửa cổng là vị trí bắt gặp đầu tiên của tổng thể ngôi nhà. Cũng vì vậy mà việc lắp đặt, cách bố trí cổng phù hợp được gia chủ rất quan tâm. Không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn cả phong thủy của ngôi nhà. Nó được xem là nơi dẫn khí vào nhà, bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.


Cách bố trí cổng phù hợp mang lại không gian tốt

1. Xác định hướng cổng

  • Người mệnh Hỏa không nên đặt cổng hướng Bắc. Theo phong thủy, hướng Bắc thuộc hành Thủy, và Thủy khắc Hỏa nên không những không mang lợi ích mà còn gây ra họa cho gia chủ.
  • Người mệnh Kim không nên đặt cổng theo hướng Nam. Theo phong thủy, hướng Nam thuộc Hỏa và Hỏa khắc Kim.
  • Người mệnh Thủy không nên đặt cổng theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam. Theo phong thủy, đây là 2 hướng thuộc Thổ và Thổ khắc Thủy.
  • Người mệnh Mộc không nên đặt cổng theo hướng Tây Bắc hoặc hướng Tây. Do 2 hướng này thuộc Kim và Kim khắc Mộc.
  • Người mệnh Thổ không nên đặt cổng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông. Do 2 hướng này thuộc Mộc và Mộc khắc Thổ.


2. Chọn màu sắc

Bạn có thể tham khảo những màu sắc hợp với mệnh của mình. Tuy nhiên, không nhất thiết phải bắt buộc, khăng khăng là phải sơn màu đó cho cổng. Nếu màu sắc theo phong thủy không hợp với kiến trúc, gam màu của ngôi nhà thì bạn có thể chọn màu khác, nhưng lưu ý tránh những màu khắc với mệnh của mình là được.

=> Xem thêm: Chiêm ngưỡng 20 mẫu cổng nhà đẹp 2021 hiện đại


3. Chọn kiểu dáng, hoa văn

Về vấn đề này thì không quá đè nặng lên phong thủy. Thường gia chủ sẽ được kiến trúc sư tư vấn thiết kế kiểu cửa cổng có tính liên kết, tương đồng với tổng thể ngôi nhà để tạo nên sự hài hào nhất. 

Còn hoa văn, chi tiết nghệ thuật trên cửa thì do sở thích và phong cách của gia chủ để yêu cầu thiết kế.


4. Vật liệu cửa cổng

Các chất liệu thường được dùng làm cổng rào nói chung gồm có: gạch, đá, gỗ, sắt, thép, inox, đồng, hợp kim nhôm đúc, cổng nhựa lõi thép UPVC… Trong đó, các kim loại như sắt, thép, inox và hợp kim nhôm đúc chuyên dùng để thiết kế cổng có nhiều họa tiết trang trí vì những vật liệu này có ưu điểm là dễ tạo hình, kiểu dáng và màu sắc đa dạng, lắp đặt nhanh chóng, độ bền cao và vững chắc.

  • Cổng nhôm đúc: Được làm nguyên khối từ hợp kim nhôm nên cổng rất chắc chắn, không sợ bị bong các mối hàn như cổng sắt. Hợp kim nhôm có tính dẻo, dai chứ không giòn, dễ gãy như cổng gang đúc.
  • Cổng thép CNC: Mỗi cánh cổng được dùng bằng thép nguyên tấm chứ không phải ghép nối nên không sợ việc bong trong hay lộ mối hàn. Các đường cắt gần như là chính xác tuyệt đối so với bản vẽ nên cánh cổng trông rất sắc sảo, thẩm mỹ. Cánh cổng, hàng rào CNC thường mang lại sự nhẹ nhàng, tinh tế, hiện đại.
  • Cổng sắt hộp: Do sắt có thể hàn ghép nên giá thành rẻ, dễ dàng gia công cũng như thi công, lắp đặt. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng thấp.
  • Cổng inox: Inox chính là vật liệu thép không gỉ, nên loại cửa này có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn cực kỳ cao. Đồng thời, cổng inox hoàn toàn thân thiện và an toàn với môi trường bởi không có sử dụng sơn.


Mỗi căn nhà sẽ có một nét kiến trúc khác nhau, vì vậy phải kết hợp với màu sắc, vật liệu, hình dáng khác nhau của cổng rào để làm tôn thêm nét đẹp cho ngôi nhà. Tuỳ theo ý định thiết kế cũng như phong cách kiến trúc mà có cách bố trí cổng phù hợp mang lại không gian tốt. 

0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: