Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Nếu không phải người làm việc trong nghành xây dựng hay thiết kế thì không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm lô gia và ban công, thậm chí là nghĩ rằng ban công và lô gia là một. Nhưng thực chất thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những khái niệm cơ bản nhất để bạn phân biệt lô gia và ban công khác nhau như thế nào? và hữu ích nếu bạn có nhu cầu thiết kế lan can ban công, lô gia,...


Lô gia và ban công khác nhau như thế nào?

Lô gia là gì?

Lô gia là phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Nếu đứng từ lô gia nhìn ra ngoài thì sẽ chỉ thấy được một hướng trước mặt, 2 hướng bên cạnh có tường xây che lại. Bên trên sẽ được che chắn bởi sàn của tầng phía trên.

Tại các tòa nhà cao tầng bắt buộc phải sử dụng lô gia thay vì ban công. Ở các tòa chung cư, lô gia thường được sử dụng mới mục đích sử dụng, cụ thể là phơi quần áo. 

Lô gia được chia thành 2 loại tương ứng với chức năng. Bao gồm:

  • Lô gia nghỉ ngơi: thường kết nối với phòng khách hoặc phòng ngủ.
  • Lô gia phục vụ: thường kết nối với phòng bếp hoặc nhà vệ sinh.


Ban công là gì?

Ban công là phần hành lang vượt khỏi mặt bằng nhà. Đứng tại ban công, ta có thể nhìn từ 2 – 3 hướng nếu hai bên không bị che bởi tường nhà bên. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ban công có thể có mái che hoặc không. 

Khác với lô gia thì ban công chỉ sử dụng ở các loại hình kiến trúc nhà thấp tầng: biệt thự, nhà ống,… Còn với loại hình nhà cao tầng như chung cư thì không được phép làm ban công để tránh nguy hiểm.

=> Từ những khái niệm cơ bản trên cũng đủ giúp bạn dễ dàng phân biệt được lô gia và ban công. Bạn có thể nhìn hình minh họa dưới đây để hình dung rõ hơn:


Tiêu chuẩn xây dựng ban công và lô gia

Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 323: 2004 là tiêu chuẩn về “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” có quy định: Bắt đầu từ tầng 6 trở lên thì công trình không được sử dụng ban công, thay vào đó chỉ được dùng lô gia. 

Lan can của lô gia không được hở phần chân bên dưới và có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên. 

Lan can ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học,…. từ tầng 9 trở lên đều phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m. Độ đua của ban công phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới gần nhất. Nếu như lộ giới dưới 7m thì không được phép làm ban công. 

Trường hợp các tòa nhà cao tầng trên tầng 9 thì phải đảm bảo có lan can chắn các cạnh trống của sàn, mái và nơi có người đi qua. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng nút đọng quá đường kính 100mm.

=> Xem thêm: Quy chuẩn cho lan can chung cư

0 comments:

Đăng nhận xét

Xem Video Cổng tại: