Trước đây chắc bạn đã quá quen thuộc với thanh chắn barrier ở các trạm thu phí, cửa ra vào tòa nhà hay trung tâm thương mại,... Tuy nhiên, mẫu cổng barrier hàng rào tự động mới có thể bạn chưa nghe đến hoặc chưa từng nhìn qua. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hình dung rõ nhất về mẫu cổng barrier này cũng như những đặc điểm nổi bật của chúng.
Barrier hàng rào tự động là dạng thiết bị giúp kiểm soát lối ra vào, phân làn giao thông, bảo vệ an ninh các phương tiện đường bộ. Được sử dụng lắp đặt kiểm soát giao thông ở các cơ quan. tòa nhà chung cư, hầm để xe bãi trông giữ xe, nhà máy xí nghiệp.
Barrier hàng rào tự động giúp giảm tải tình trạng ra vào của các phương tiện giao thông mất kiểm soát hoặc khu vực đông phương tiện. Nó được kết hợp trong các hệ thống giải pháp kiểm soát hay các phần mềm kiểm soát bãi đỗ xe.
Cổng barrier hàng rào tự động và những đặc điểm nổi bật
- Về nguyên lý hoạt động, barrier hàng rào cũng tương tự như loại cần gập và loại cần thẳng. Thanh chắn ở dạng hàng rào nên có kích thước lớn và nặng hơn, vì vậy để lắp đặt cần chọn loại có công suất lớn hơn.
- Thời gian đóng/ mở hàng rào chắn thường lâu hơn các loại khác tùy vào độ dài thanh chắn và công suất động cơ, trung bình chậm hơn khoảng 3s.
- Do kích thước nặng lên chiều dài cần barie cũng nhỏ hơn, thông thường tối đa khoảng 6m.
- Cũng như các mẫu sản phẩm khách, barrier hàng rào có thể kết hợp tốt với các thiết bị khác như cảm biến vòng từ, cảm biến an toàn, đèn nháy,...
- Cổng barrier hàng rào thường được sử dụng lắp đặt tại các khu vực yêu cầu an ninh phải chặt chẽ và nghiệm ngặt. Ví dụ như các doanh trại quân đội, cơ quan nhà nước, các đặc khu kinh tế, các nhà máy sản xuất lớn. Đây cũng chính là một trong những lí do bạn thường ít thấy mẫu barrier này so với barrier cần thẳng hay cần gập.
Cấu tạo chung của barrier hàng rào tự động
Barrier hàng rào nói riêng và các mẫu cổng barrier nói chung hầu hết đều có cấu tạo gồm 3 thành phần như sau:
- Thân vỏ barrier: Đây là bộ phận không thể thiếu và quan trọng nhất của thiết bị với cái tên gọi quen thuộc hơn là thùng barrier. Có nhiệm vụ chứa và bảo vệ các mạch linh kiện điện tử, bảng main, bộ động cơ... Giúp kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Từ đó cung cấp các thông tin và điều khiển những hoạt động của những bộ phận khác.
- Thanh chắn (cần barie): Thanh chắn hay tay cần barie có độ dài từ 4m đến 8m tùy thuộc vào khu vực lắp đặt và yêu cầu từ bên khách hàng.
- Các bộ phận đi kèm: Ngoài những bộ phận chính ra thì những chiếc barie tự động muốn hoạt động một cách ổn định nhất cần phải có những thiết bị sau : Lò xò đối trọng, Gá lắp đỡ cần, Pitton thủy lực, Khóa cơ, Bộ main điều khiển barrier, Đèn LED cảnh báo nháy, Miếng dán phản quang, Bộ cảm biến hồng ngoại an toàn (đơn – kép), Cao su giảm chân lắp trên cần barrier, Cáp nối đèn dây, Card thu phát tín hiệu điều khiển từ xa.
Mọi bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay hotline: 0919.661.118 để được hỗ trợ sớm nhất cũng như báo giá lắp đặt barrier tự động. Chúc bạn luôn thành công.
0 comments:
Đăng nhận xét